15 thg 11, 2013

Lại về Đà lạt ngày mưa

Tôi đi giữa thành phố ngàn thông.Một sáng chủ nhật thật êm đềm.Thành phố với những chiếc áo ấm màu xanh đỏ.Trời cao nguyên giống như trời Đà Nẵng vào ngày Đông.Một màu xám vây phủ trong cơn mưa phùn lả tả.Mưa kịp đọng trên mái tóc mình những hạt li ti.
Một ly café bên hồ Xuân Hương chưa đủ sưởi ấm lòng của một kẻ giang hồ vặt.Nhớ một một mối tình xưa cũ .

Lại về Đà lạt ngày mưa.
Nghe con tim hát lời thưa thốt buồn.
Những con đường dốc chao nghiêng.
Như anh chao xuống,muộn phiền đời em.



       Nhà thờ con gà xa xa,còn hơi hường của một đêm Silent night phố núi.Khách du lịch mùa này ít hơn mọi năm.Hình như đất trời dành cho tôi một khoảng không gian trống trãi và những bước chân mình được thênh thang trên những con đường vắng như thế này đây.Phố vẫn lạnh và ít bóng má đỏ ,môi hồng.Một đêm silent night vui nhộn và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Chủ nhật, nướng thêm một chút để ấm niềm chăn chiếu.
         Xa Đà Nẵng đã vài ngày.Đi với một chút công việc riêng tư và theo lời nhắn gọi của một hội thân hữu.Lòng phân vân giữa chuyến đi Huế -do bạn hữu sắp xếp từ nhiều ngày trước- và chuyến đi Đà Lạt.
Tự nhủ với lòng,nơi nào cũng là bằng hữu, Huế có thể còn đi lần khác nhưng chốn xa này khó sắp xếp dễ dàng.


        Dã Quỳ bên đuờng vàng rưc rỡ.Một loài hoa dại đặc trưng cho phố núi.Mưa trên cành Phượng tím làm cho tôi nhớ đến những hạt mưa trên cây sầu đông ở Huế. Không biết bạn bè tôi đang làm gì nhỉ? Chắc hẳn sau một đêm thức nhiều hơn ngủ,bởi câu chuyên của những người bạn già qua không ít đề tài. Ai sẽ nói nhiều nhất đây? Chắc hẳn là Quang Thu và Thuý Hương.Có lẽ trời đất cũng định sẵn sau tôi là Quang Thu và Sau Thuý Hương là Hồng Việt. Hai nhân vật chính không theo đoàn về Huế. Ai  sẽ ăn dùm chúng tôi chén cơm Hến ngọt ngào trong sáng ngày hôm nay và ai sẽ uống dùm tôi ly café đậm hương nghĩa tình trong một ngày Đông xứ Huế ?
      Tôi nhớ dáng cao gầy của Thân và nụ cười hồn hậu. Có một lần nào trong đời Thân đã hát một mình: “chàng đứng như em,một dáng gầy gầy, chàng đứng như em một dáng gầy gầy.Mỗi con lạch là mỗi xót xa,mỗi dòng sông là mỗi tuỗi già….”. Nếu chưa một lần hát,tôi sẽ nhắc lời. Nghe bạn.


        Tôi nhớ đến Trang Em với  khoé mắt của một thời hương sắc. Ngày ấy không cách đây bao nhiêu.Xa nhưng còn đọng trên khoé môi. Sáng nay, thời gian rộng rãi,có lẽ sẽ có thêm Tuyết Na và biết đâu sẽ tìm được Thương ,những người bạn đã định cư ở Huế.Có Tuyết Na để mọi người gọi Na ơi ,Na hỡi. Có Thương để mọi người nói: thương quá Thương ơi! Một đoàn rồng rắn sẽ làm cho dân tình trố mắt nhìn. Nhìn lạ lẫm, bởi họ không còn trẻ nữa. Mà họ lại trẻ trung. Thành nội sẽ chuyển mình trong tiếng nói giọng cười. Chợ Đông Ba sẽ ồn ào thêm .Chùa Thiên Mụ trưa nay sẽ trở nên ấm áp.
        Tôi nhớ đến lời mời, mà Trang Em đã nói từ chuyến đi trước. Tôi hình dung được một đoàn người kéo về Chợ Dinh để ăn một bữa cơm do Trang Em khoản đãi. Trong bếp sẽ là môt đám phụ nữ: Trang Em,Thân,Thương,Thuý Hương,Kim Anh,Ngọc Hường,Vợ Xuân. Ở phía nhà ngoài là một bàn tiến lên gồm Thọ Điện Bàn,Trân, Nhu, Xuân, Q.Thu và một Lân trầm mặc. Tiếng nói ở phòng ngoài và tiếng cười râm ran trong bếp chắc hẳn làm cây côi trong vườn nhà Trang Em nghiêng ngả. Là một bữa cơm Huế. Huế là quê tôi và cũng là quê của nhiều bạn nữa. Tôi hình dung đuợc hương vị của các món ăn đó ngon như thế nào.
        Tôi vẫn đi trong mưa Đà lạt. Con đường với những dốc dài, dốc ngắn.Thành phố của hoa và ngàn thông. Hoa làm cho đường phố thêm vui và thông làm cho thành phố thêm thơ. Huế buồn và u mặc.Trong cơn mưa phố núi ,tôi nhớ về những cơn mưa lạnh lẽo của xứ Quảng, Xứ Huế mình. Ở đây,mưa trên non cao.


Mưa làm mờ thung lũng. Ngoài kia,mưa làm ướt mi ai?  
Xứ Huế ,Xứ Quảng bây chừ cũng chìm trong mưa. Tôi mong,chút tình người của một nhóm nhỏ bạn bè tôi sẽ làm cho lòng mỗi nguời thêm ấm.
        Và tôi hát một mình.
Hết rồi vành nón chao nghiêng.
Ngọn thông rũ bóng muộn phiền đời em
Dã Quỳ thấm đẫm sương đêm
Nhớ ơi! một thoáng môi mềm năm xưa.

                                                           VoViDu

1 nhận xét:

  1. Lội chợ Hoa trong dịp lể hội hoa Dalat về trong cái se lạnh bát ngát của đất trời ngàn thông. Lang thang một ngày để thấy cái hay, cái thú vị khi không có ai bên mình...
    Về KS đọc tờ báo trong cái mệt nhưng thật bất ngờ khi MÌNH ĐỌC ĐƯỢC BÀI CỦA MÌNH trên mạng. 
    Sao ngạc nhiên quá chời! Sao lẹ vậy chời!

    Hi, Bạn mình làm cho mình thật ...là vi vu luôn với HOA-ĐẤT TRỜI và giờ là VỚI BẠN.
    Mình tự nhủ mình không bao giờ đi một mình trên cỏi đời này - luôn có bạn bè : HUẾ- ĐÀ LẠT- SÀI GÒN hay bất cứ nơi đâu đều có vòng tay của bạn qua alô phône ơi ới.

    Đọc lại lần nửa bài viết của " mình" (Hi) và mình chìm trong giấc ngủ ngoài kia hoa Dã Quỳ vẫn nở trong sương đêm và
     bên đồi thông kia vẫn ẩn giấu một bếp lửa hồng...

100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng


Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.

Đà Lạt ngày ấy và bây giờ nhìn chung hầu như không thay đổi nhiều, vẫn e ấp, vẫn quyến rũ, vấn níu kéo người đi ở lại. Có chăng đi nữa chỉ là một Đà Lạt đẹp hơn, tráng lệ hơn, lộng lẫy hơn mà thôi.
Đà Lạt có lẽ nổi tiếng với hai điều: một là thành phố hoa lệ với dinh thự sang trọng, những khách sạn Đà Lạt đẳng cấp tồn tại cả thế kỷ vẫn giữ nét cổ kính xen lẫn hiện đại đan xen, những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt. Hai là những cô gái Đà Lạt đẹp dịu dàng, đắm thắm nhưng kiêu sa, mang dòng máu lai quý tộc Việt và Pháp.
Nếu nhìn lại Đà Lạt những năm 1925, 1930,...bạn sẽ thấy Đà Lạt đã trải qua một quá trình khai phá thế nào. Sau đây là trên 100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa do những nhiếp ảnh gia Pháp và một số nhiếp ảnh khác ghi nhận lại và lưu giữ đến ngày hôm nay.
1. Bản đồ Đà Lạt ngày xưa - được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới

2. Ảnh chụp Đà Lạt năm 1925 - 1930 

3. Người bản xứ và xe hơi chụp ở Lang Bian năm 1925

4. Thác Liên Khương những năm ngày xưa

5. Thác Ponggour Đà Lạt  

6. Thác Cam Ly Đà Lạt (1925 - 1930)

7. Thác Gougah đổ từ trên cao xuống

8. Người Pháp và dân bản địa trên đỉnh LangBian 

9. Quang cảnh khu vực hồ Xuân Hương ngày trước và khách sạn Palace Đà Lạt

10. Một góc thành phố Đà Lạt ngày ấy còn hoang sơ

11. Một khách sạn Đà Lạt

12. Toàn cảnh thành phố Đà Lạt chụp từ trên núi.

13. Hồ Xuân Hương ngày ấy còn hoang sơ chưa khai thác triệt để như bây giờ

14. Một phần Hồ Xuân Hương, sau này sẽ mọc lên những sân Gôn, những hàng rào vây quanh.

15. Hotel Palace ngày xưa đã lộng lẫy nguy nga mang dáng dấp cung điện Pháp

Và Palace Hotel Đà Lạt hiện nay trải qua 80 năm lịch sử vẫn giữ nguyên vẹn hình hài ngày trước

16. Đường phố Đà Lạt 1925

17. Phụ nữ Đà Lạt bản địa, khác với Phụ nữ  Đà Lạt danh tiếng hiện giờ.


18. Học viện Giáo Hoàng Đà Lạt lộng lẫy

19. Bản đồ đỉnh LangBian

20. Trường Lycee Yersin Đà Lạt 

21. Một bảng cảnh báo thú dữ ở LangBian Đà Lạt

22. Thẻ ID của bác sĩ YERSIN

 23. Ảnh chụp ngôi nhà của bác sĩ YERSIN ở Đà Lạt

24. Cảnh vật xung quanh Hotel Palace Đà Lạt năm 1925 

25. Cận cảnh Hồ Xuân Hương năm 1920 


26. Một tờ quảng cáo của khách sạn Palace


27. Quang cảnh khu vực trung tâm Đà Lạt 1960

28. Chợ Hòa Bình Đà Lạt ngày ấy

29. Đỉnh LangBian ngày trước

30. Khu chợ mới xây dựng tại Đà Lạt 1961

31. Nhà Địa Cư 1940 tại Đà Lạt

32. Một con đường trên phố Đà Lạt

33. Một rau quả tại khu chợ mới Đà Lạt 1961

34. Thác Ponggour  Đà Lạt 1968

35. Khu trung tâm tập trung nhiều tòa nhà lớn sang trọng bậc nhất của Đà Lạt trong đó có Nice Dream, và Tulip

36. Trực thăng mang số hiệu UH-1H 92AHC đáp tại Hồ Xuân Hương 1968

37. Bùng binh Đà Lạt ngày ấy và bây giờ đã thay đổi rất nhiều

38. Trường YERSIN Đà Lạt nhìn từ trên cao

 39. Những máy bay của hãng hàng không Việt Nam năm 1968

40. Trực thăng mang mã số 92 AHC bay trên núi Vôi 1968 Đà Lạt

41. Bờ hồ Xuân Hương

42. Chiếc may bay mang mã số DC-4 cất cánh tại sân bay Liên Khương 1968

43. Núi Vôi ở Đức Trọng Đà Lạt

44. Trực thăng Mỹ mang mã số 92 AHC đáp xuống nhà máy thủy điện Song Pha khi họ phát hiện ra một ống dẫn nước bị hư hại.

45. Chợ Hòa Bình nhìn từ phía đường Duy Tân 1968

46. Máy bay DC-4 tại Liên Khương Đà Lạt 1968

47. Một hành khách nữ quý tộc tại sân bay Liên Khương 1968

48. Một chuyến bay sắp cất cánh tại Liên Khương

49. Toàn cảnh trung tâm tp. Đà Lạt nhìn từ trên cao

50. Đà Lạt chụp từ trực thăng

51. Nhà hàng Thủy Tạ ngày ấy và bây giờ không khác là mấy.

52. Khu trung tâm tập trung các toàn nhà cao cấp của Đà Lạt như khách sạn Nice Dream, Red Tulip...

 
53. Lối kiến trúc của tp Đà Lạt mang đậm chất phong cách châu Âu sang trọng.

54. Đà Lạt ngày xưa đã được xây dựng rất khang trang và lộng lẫy để phục vụ cho các giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.

55. Một góc khu trung tâm sang trọng

56.

57. Trường học viện Quân Sự quốc gia chi nhánh phía nam tại Đà Lạt

58. Trực thăng mang mã sô US 92 AHC bay trên bầu trời sân bay Liên Khương 1968

59.

60.

61. Cầu Ông Đào Đà Lạt 1957

62. Câu lạc bộ thể thao nhìn từ phía bờ hồ Xuân hương 1950

63. Một buổi sớm mai 1950

64. Đường Hàm Nghi năm 1941

65. Đường Phan Đình Phùng 1957

66. Nhà hàng Thủy Tạ 1960

67. 

68.

69.

70.

71. Một buổi diễn binh tại Học viện Quân sự Quốc gia

72.

73.

74. Núi Langbian

 
75. Đất đỏ Đà Lạt

76.

77. Cam Ly Đà Lạt

78. Nhà Ga Đà Lạt 1948

79. Nhà Địa Dư Đà Lạt 1948

79. Nhà Thánh Vincent-de-Paul Đà Lạt 1948

80. Hồ Suối Vàng mùa cạn nước

81. Nhà thờ đạo Tin Lành 1948

82. Một câu lạc bộ thể thao gần hồ Xuân Hương

83. 

84. Bệnh viện Đà Lạt

85. Nhà thờ Con Gà nổi tiếng một thời

86.

87. Thác Gougha 1948

88. Du Parc hotel

89. Du Lac hotel 1948

90. Palace Hotel nhìn từ trên cao 1931

91. thác  Liên Khương 1926

92. Người bản địa tại một buổi sớm 1926

93. Chợ Đà Lạt

94. Lycee YERSIN 1948

95.

96.Những nữ Sinh tại trường LYVEE YERSIN 1948

97. LYCEE YERSIN 1948

98. Villa của giám đốc cục cảnh sát Đà Lạt

99.

100.

Nguồn: VinaBookin