8 thg 2, 2013

Rắn đầu biếng học

Từ huyền thoại này cho đến truyền thuyết kia trong nhiều nơi trên thế giới, x Việt mình cũng có rất nhiều truyền thuyết về rắn được biết như: Con rắn khổng lồ trong truyện Thạch Sanh Lý Thông. Trong câu truyện này con rắn mang hình ảnh tàn ác bắt dân làng phải nộp cho nó ăn thịt. Nhờ Thạch Sanh ra tay diệt trừ, dân làng mới thoát khỏi họa diệt vong. Một huyền thoại khác nữa được biết trong lịch sử Việt đó là chuyện rắn báo oán mà Nguyễn Trải bị tru di tam tộc. Truyền thuyết kể rằng vì người của Nguyễn Trãi giết sạch ổ rắn con nên rắn mẹ đã hoá thân làm Thị Lộ báo thù.
Tuy rắn có những hình ảnh không đẹp trong qua các truyền thuyết dân gian xứ Việt nhưng trong dòng lịch sử Việt, rắn đã có một vị thế được khắc ghi trong triều vương của vua Gia Long. Khi Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh phải chạy đến vùng biển Hà Tiên. Theo sách “Đại Nam thực lục” đã ghi như: “Năm 1782, vua đến Hà Tiên, đi thuyền nhỏ qua biển. Đêm tối không thấy rõ, ở gầm thuyền hình như có vật gì đội, tang tảng sáng nhìn ra thì đó là một đàn rắn. Người đi theo đều lấy làm sợ. Vua giục cứ đi, một lát thì đàn rắn đi mất”.
Ngoài những huyền thoại hay và xấu nói về rắn. Dòng chữ Việt còn có bài thơ rắn do Lê Qúi Ðôn ứng khẩu để tạ tội cha mẹ khi ông còn trẻ là một đứa bé.Bài thơ mang tựa 

"Rắn đầu biếng học"
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen lời lếu láo
Lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba
Từ nay Trâu, Lỗ xin chăm học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia


Trong quan niệm của người Việt, rắn là con vật bị người ta sợ và ghét. Có lẽ bởi vì nộc độc của nó có thể đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của họ. Do đó trong tục ngữ ca dao thường có những câu được biết như: “Khẩu phật tâm xà” | “Đánh rắn là phải đánh dập đầu” | Cõng rắn cắn gà nhà | Hang hùm nọc rắn…Từ những ấn tượng không tốt trong những câu ngạn ngữ dân gian, người ta còn nhân cách hóa thêm các mặt xấu của rắn qua những hình ảnh như lừa bịp bợm,người hiểm ác, kẻ gian manh hay sự đam mê nhục dục…
Như vậy, hình ảnh của rắn cho dù đứng trong hai khía cạnh tốt và xấu do con người đặt cho nó qua nhiều trường hợp khác nhau. Đương nhiên cuối cùng rắn vẫn là rắn và bản tánh tự nhiên cắn hay mổ của nó không bao giờ thay đổi được. Sự tự lột da để trưởng thành của rắn mãi là hình ảnh biểu trưng cho sự thanh xuân và bất tử.

Ở Ấn Độ, rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử và được quý chiều như con vật linh thiêng. Sự sùng bái tôn thờ rắn của họ đã đi sâu vào trong đời sống văn hóa của dân tộc. Họ đã dành riêng cho rắn một ngày tết trang trọng vào tháng 8 theo mỗi năm.
 


Ảnh minh họa - nguồn internet
Nếu có giây phút rãnh rỗi nào để suy nghiệm thì qua những hình ảnh sự cám dỗ của con rắn trong vườn địa đàng và điều gì mà Đức chúa Giê sumuốn dạy về sự "khôn ngoan như rắn"? hay trong trường hợp của một Tỳ kheo đã bị rắn cắn chết và Đức Phật nói rằng nếu vị Tỳ kheo này trải lòng từ đến loài rắn, thì đã không bị con rắn ấy cắn chết (Tăng chi bộ IV: 67), thì con rắn vẫn là một bài học của sự khôn ngoan cẩn trọng và lòng từ bi, bát ái, giúp người…

Đời sống luôn có những thử thách gian truân đầy những cám dỗ và tội lỗi luôn là bản tính con người, dù ở bất cứ thời gian nào và khung cảnh nào. Do đó sự khôn ngoan cẩn trọng để quyết định cho đúng là điều cần thiết giúp cho chiếc áo chân thiện mỹ của mỗi người trong cuộc sống càng thêm đẹp hơn.
Chỉ còn vài trong khoảnh khắc ngắn nhỏ, cái đuôi của thời gian năm rồng đang chuyễn đi, năm rắn sắp đến. Xin chúc mỗi người, mỗi quyết định, mỗiviệc làm được thành công rực rỡ như mỗi lần con rắn tự lột xác là mỗi lần con rắn ấy to lớn và khoẻ mạnh hơn.
                                                                     ST