30 thg 8, 2012

Đọc lại nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan


(Dân trí) - Không biết tự bao giờ, ngày lễ Vu Lan đã trở thành ngày trọng đại không thể thiếu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Nguồn gốc của ngày lễ có người biết, có người chưa biết nhưng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày này thì ai cũng thấu tỏ.

Sự tích lễ Vu Lan
Đọc lại nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan
Theo kinh Vu Lan, ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện được nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ ra sao nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Nhưng do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình để tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy khi bát đưa lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
... và làm từ thiện. (ảnh: 
... và làm từ thiện. (ảnh: trao quà cho trẻ em mồ côi ở huyện Đại Lộc - Quảng Nam)
Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Bông hồng cài áo
Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân. Ngày nay trong lễ này, người Việt ta có một "quy ước": nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ.
Hoa hồng đỏ cho những ai còn có mẹ trên đời
Hoa hồng đỏ cho những ai còn có mẹ trên đời
Hồng trắng ngậm ngùi cho những ai không còn mẹ
Hồng trắng ngậm ngùi cho những ai không còn mẹ
Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.
Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.
Sung sướng khi được chọn hoa hồng đỏ (hồng vàng dành cho các Thầy)
Sung sướng khi được chọn hoa hồng đỏ (hồng vàng dành cho các Thầy)
Để làm mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm lễ cài Bông hồng đầu tiên cho tăng ni và phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài Gòn. Từ đó các chùa và các tổ chức gia đình phật tử đã nhân rộng thành lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu như hiện nay.
Ý nghĩa nhân văn
Không kìm được nước mắt trong ngày Vu Lan

Không kìm được nước mắt trong ngày Vu Lan
Làm lễ, tụng kinh và trì chú Đại bi dịp lễ nàyLàm lễ, tụng kinh và trì chú Đại bi dịp lễ này ( Chua Linh Ung- Bai But )
Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”.
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhắc nhở mỗi con người chúng ta bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng, đừng để đến khi cài hoa trắng lên ngực mới hối hận vì chưa tròn chữ Hiếu.
Bài và ảnh: Việt Hùng

15 thg 8, 2012

Lời cám ơn

Trong những ngày xa khơi tại BV Huế, lần này có vẻ dọa nạt Xuân tráng sỉ nhất, uống thuốc cái nước gì mà khó nuốt trước khi  vào tiểu phẩu làm ta phải nôn ọe, mà nôn ọe chi được với mấy cô y tá sừng sỏ.
Vợ đứng ngồi không yên khi còn nằm trong phòng, đến khi đưa ra thì ngắt ngư như con gì gì và chỉ uống sửa...
Đời là đau khổ. 
Xuân thì : - đời.... đau là khổ
Tuy vậy cũng dự được đám cưới con 2 bạn. Hi
Lại có bạn Đức mang quà của Đà Nẵng ra thăm cùng Trang ( Huế) tại bệnh viện.
Xuân Tráng sỉ  và vợ cám ơn các bạn CHS Bồ Đề Đà Nẵng nhiều và hẹn còn khỏe là còn gặp!





12 thg 8, 2012

SONG SONG HỶ





SONG SONG HỶ

Coi Mụ Hường ( H) kìa! Mụ ngồi ăn tô bún một cách điệu đàng. Mụ vén tóc,lấy khăn giấy khẽ chậm lên môi. Ăn bún mà còn sợ bị trôi son. Lại sợ tóc chạm vào nước của tô bún. Lại cười. Nhìn phát ghét!
Ủa! Ngày mai cũng là đám cưới của con mạ mà sao mụ thong thả quá. Đến nhà, mụ còn nói đi kiếm cái gì ăn. Ăn cái nỗi gì đây. Công việc còn một đống!Hi



Đã đổ xăng lần thứ hai trong ngày mà còn nhiều chuyên phải làm, nhiều nơi phải đi. Còn một chiều nữa ,phải xong những nhiệm vụ mà bà xã ở nhà trân trọng giao phó. Bà xã mình lần này không nói miệng mà giao bằng văn bản có ký tên ,chỉ thiếu con dấu. Nhất con ,nhì vợ, ba trời. Làm cho mình phải đứng ngồi không yên. Ăn tô bún mà miệng không thấy ngon.

Ngày mai phải làm sao đây? Vụ này chắc phải hỏi Xuân tráng sĩ. Ông này đã làm sui 2 lửa nên chắc chắn phải rành. May là Bênh viện tha Tào, nên ông mới hiện diện ở đây, Gan ông tráng sĩ này chắc lớn bằng gan ông trời, nên ổng cũng chẳng ngại gì bệnh tật của mình , cương quyết vào đây, tham dự cùng một lúc hai đám cuới: con mình và con của mụ H. Nhớ ngày Chủ nhật tuần này, bước xuống máy bay, cùng anh em hội ngộ rồi khăn gói quả mướp ra Bênh viện Huế. Một gánh gồm hai nửa, nửa gánh gươm đàn, nửa gánh bệnh án. Một ngày hai lần đi, nửa ngày cho Linh Ứng ( Sơn Trà) ,nửa ngày tòn ten theo xe về ngoài đó. Vậy mới là Tráng sĩ! Chẳng bỏ công phải chầu chực ở ga, rồi bến xe,mới thỉnh được tráng sĩ về đây.


Bạn bè vây quanh. Công chuyện cũng đỡ rối, khi có ý  người này, có lời người kia góp vào. Từng tuổi này mà chưa có dâu, có rể ;nhất là chưa có cháu cũng nôn. Khi con gái về phán : ít tháng nữa con cho ba ba má làm sui, hai vợ chồng mừng rơn. Thời buổi này,con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó. Ngồi hiên ngang và hãnh diện .Không vui mừng sao được,khi con gái mình lấy chồng,rồi sẽ cho mình lên chức sau đó.Chức Ông ngoại chứ đâu phải là binh nhất binh nhì gì đâu. Oai lắm!
         H.Việt đề nghị cả bọn già đi uống café. Chiều thứ 7 mà. Trời ơi,giờ này mà còn nói chuyện café,cà pháo!

                              
                  ******************
     Mai,đám cưới con mình.   Lòng lâng lâng nghĩ đến một đám cưới thật vui!

Vậy là xong! Hai đứa con đã có nơi có chốn. Thân già này sẽ có nhiều thời gian để  nghĩ về mình,về người. Xem như việc lớn trong đời,là trách nhiệm với con cái, mình đã thực hiện xong. Mới ngày nào,con chị còn thẹn thò e ấp với những bước chân về ngõ nhỏ,nay đã con và mình trở thành bà ngoại. Đứa con trai,ngày nào còn theo mẹ đòi mua bong bóng,mà ngày mai sẽ là một chú rể trong tiệc nghênh hôn. Nói gì thì nói,thiếu vắng một bóng đàn ông trong nhà là một thiệt thòi .Cũng may,hai đứa con mình cũng biết thân,tự lo lắng cho việc hôn nhân mà không để mẹ vất vả.Con cười cười: mẹ làm bà sui thật đẹp là tụi con vui rồi.Sui mình ở Duy Xuyên,chỉ cách Đà Nẵng chừng 40 km,nên cũng tiện.

     Mai,ông tráng sĩ này cũng cùng tham dự buổi nghênh hôn ở Duy Xuyên,cùng phía đàng trai là mình. Tiếc rằng,buổi chiều ông lại phải quay về Huế,chuẩn bị cho cuộc xét nghiệm vào sáng thứ hai.Vắng ông sẽ buồn,vì ổng như là một hoạt náo viên chính hiệu.Tự nhiên lại thấy tức tức trong lòng khi ông Dũng ( D) nhơn nhơn: Tráng sĩ dự tiệc cưới con tui..Nghe có tức không?

Ừ,mà sao ông D này lung ta lung túng như gà mắc tóc.Ổng bảo:công việc vợ giao,không xong là chết với bả. Ông D. ơi là ông D ơi! Chuyện gì cũng thê1 Từ từ thì cháo cũng nhừ.H.V mời đi uống café kìa!Phải đi thôi.Chiều thứ 7 mà. Sui ông ở Hoà Phước ,xa mấy tí!
Lòng vui quá đỗi. Mai,đám cưới con mình! 

Hoa Trần